CNTR LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ ỨNG DỤNG CỦA CNTR
Cntr Là Gì? Cntr là từ viết tắt của Container. Khi nền công nghiệp hoá càng phát triển việc vận chuyển hàng hoá bằng container càng trở nên phổ biến và đa dạng hơn. Tuy nhiên chúng ta đã hiểu rõ về từng loại container và quy tắc chung trong vận tải chưa? Trong bài viết này hãy cùng QT tìm hiểu kỹ hơn về container chuyên dụng nhé:
1. Container là gì?
Theo định nghĩa của hiệp hội vận tải quốc tế thì container là hệ thống vận chuyển hàng hoá đa phương thức sử dụng theo tiêu chuẩn ISO 668:1995 với các đặc điểm sau:
Có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại.
Được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường.
Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác.
Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container
Có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối. ( 35,3ft khối).
Với thiết kế hình hộp chữ nhật có vỏ bọc bằng thép, được dùng để vận chuyển hàng hoá. Thùng có sức chứa hàng cao và kích thước của container được quy ước là “ feet”.
2. Kích thước thùng container
Lấy đơn vị tính là “ feet”, ký hiệu là “ ft” . Được quy ước như sau : 1 feet = 0,3048 mét = 304,8 mm.
Chiều rông theo tiêu chuẩn quốc tế khoảng hơn 2,4m và chiều cao là 2,6m, tuy nhiên về chiều dài nó có 3 loại phổ biến sau:
Container 20ft DC: dài 6m, rộng 2,4m, cao 2,6m
Container 40ft DC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,6m
Container 40ft HC: dài 12m, rộng 2,4m, cao 2,9m
Hiện nay container được biết đến với nhiều kích cỡ khác nhau như 10feet, 20, 40,45 ft. Tuỳ vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn những sản phẩm có kích cỡ phù hợp.
Tại Việt Nam hiện nay đang được áp dụng mức tải trọng đối với các thùng cont theo tiêu chuẩn đóng hàng của cục đăng kiểm áp dụng là TCVN 6273:2003- quy định về chế tạo và chứng nhận container vận chuyển bằng đường biển, có quy định về tải trọng của toàn bộ cont 20ft là khoảng 20,32 tấn.
3. Cấu tạo của thùng container
Thùng container được cấu tạo chủ yếu bằng thép, vỏ là thép tấm, vài chi tiết gia cố là thép khối với các bộ phận chi tiết như sau:
Khung: được làm bằng thép có dạng hình hộp chữ nhật, là thành phần chịu lực chính.
Đáy và mặt sau: gồm các dầm ngang nối 2 thanh xà dọc đáy.
Tấm mái: là tấm kim loại phẳng hoặc có dạng uốn sóng che kín nóc, vật liệu tấm mái có thể là thép, nhôm…
Vách dọc: tương tự tấm mái, vách dọc là tấm kim loại thường có dạng lượn sóng để tăng khả năng chịu lực của vách.
Mặt trước: Mặt trước có cấu tạo tương tự vách dọc, mặt trước của cont là mặt không có cửa, nằm đối diện với mặt sau có cửa.
Mặt sau và cửa: gồm 2 cánh cửa bằng kim loại phẳng hoặc lượn sóng. Cánh cửa gắn với khung cont thông qua cơ cấu bản lề.
Góc lắp ghép: còn gọi là góc đúc được chế tạo từ thép, hàn khớp vào các góc trên và dưới của container là chi tiết của các thiết bị nâng hạ.
4. Ký hiệu mã container
Trên cont có rất nhiều mã ký hiệu bằng chữ và bằng số thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Tiêu chuẩn hiện hành quy định đối với các ký mã ISO 6346:1995 với những mã sau:
Hệ thống nhận biết
Mã kích thước và mã loại
Các ký hiệu khai thác
5. Ứng dụng container trong đời sống
Với thiết kế chuyên dụng cộng với mức tải cao thùng container luôn được ứng dụng rộng rãi trong cả sản xuất kinh tế lẫn đời sống như:
Thùng container dùng để thùng hàng vận chuyển cả đường bộ, đường biển, đường hàng không với tải trọng lớn.
Làm nhà ở với quy mô nhỏ.
Làm văn phòng giá rẻ vì không phải bỏ nhiều vật liệu ra xây.
Làm kho chứa vật dụng.
Làm quán café.
Làm khách sạn cho du khách ở những vùng đồi núi
Làm sân khấu hậu trường cho buổi biểu diễn nghệ thuật.
Trên đây là những thông tin cơ bản về container hàng hoá. Nếu bạn đang gặp khó khăn gì trong chọn mua cont hãy liên hệ ngay QT để được tư vấn nhé.
Công ty chúng tôi chuyên các dòng xe đầu kéo, xe bồn, xe nâng tay thấp, xe nâng điện, xe nâng tay điện, nhựa công nghiệp với giá thành và dịch vụ ưu đãi nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét